Những sai số thường gặp khi sử dụng máy thủy bình

Máy thủy bình sử dụng cho mục đích thiết lập giá trị độ cao vật lý, tính toán chênh lệch độ cao giữa các đại vật hoặc làm đường bình độ của địa hình. Máy rất dễ sử dụng, người dùng có thể là tất cả mọi người. Ngày nay các thiết bị máy thủy chuẩn khi được đưa đến tay người sử dụng đã được kiểm định và hiệu chuẩn, tuy nhiên trong thực tế hiện nay nó vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều nguồn sai số từ sai số do quá trình đọc số cũng như thao tác của con người đến các nguồn sai số do ảnh hưởng của các điều kiện môi trường xung quanh. Đây là điều không mong muốn khi sử dụng thiết bị này. Hiệu chuẩn máy thủy bình làm tăng tuổi thọ của thiết bị khi người dùng có thể chủ động nắm được tình trạng của thiết bị, dễ dàng thay thế khi phát hiện dấu hiệu hỏng hóc. Điều này giúp cho việc sử dụng, thao tác với máy một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Kiểm định, hiệu chuẩn máy thủy bình nhằm đảm bảo sự vận hành tốt nhất khi sử dụng

Kiểm định, hiệu chuẩn máy thủy bình nhằm đảm bảo sự vận hành tốt nhất khi sử dụng


12 loại sai số thường gặp khi đo máy thủy bình

1. Sai số do trục đứng của máy bị nghiêng

  • Nguyên nhân: Trục của ống thủy tròn chưa song song với trục quay của máy . Đối với những thiết bị cân bằng tự động thì không được phép làm nghiêng trục đứng khi quay ống kính. Bởi vì khi quay ống kính quanh trục của máy nếu trục của máy đã bị nghiêng thì số đọc trên mia trước mà mia sau sẽ không cong chính xác nữa.
  • Biện pháp: Để hạn chế sự ảnh hưởng này chúng ta cần tiến hành đo đi đo về và điều chỉnh cho bọt thủy luôn ở vị trí chính giữa. Để hạn chế ảnh hưởng thì trước khi đo đạc bạn cần kiểm nghiệm máy thủy chuẩn và hiệu chỉnh máy thủy bình và kiểm tra sai số góc i một cách chuẩn xác

2. Sai số do máy thủy bình thủy bị lún

  • Nguyên nhân: Do địa hình có nền đất không vững chắc
  • Biện pháp: Máy sẽ lún tỷ lệ thuận với thời gian mà nó đứng ở vị trí đó, chính vì vậy để hạn chế loại sai số này thì tại mỗi trạm máy cần phải thao tác nhanh cũng như lựa chọn phương pháp đo hợp lý nhất

3. Sai số do mia lún

  • Nguyên nhân: Nền đất có độ ổn định kém
  • Biện pháp: Dùng đế đỡ mia, thao tác đọc số nhanh và đo đi đo về lấy trị trung bình

4. Sai số ngẫu nhiên của các khoảng chia dm trên mia

  • Nguyên nhân: Do địa hình đo thường không bằng phẳng tuyệt đối và chiều cao máy thủy bình luôn thay đổi nên việc đọc số trên hai mia xảy ra sai số có sai số
  • Biện pháp: Cân bằng máy sao cho chiều cao máy không thay đổi quá đột ngột theo địa hình

5. Sai số do rung hình ảnh mia ở lớp không khí sát mặt đất

  • Nguyên nhân: Trạng thái đặc trưng của khí quyên là có mật độ không khí giảm khi độ cao tăng. Hiện tượng này đã gây ra sai số chiết quang đứng. Lúc này hình ảnh của mia bị rung và đặc biệt là khi tia ngắm thấp.
  • Biện pháp: Không nên đo lúc thời tiết nắng to có nhiệt độ cao và nâng cao chiều cao của máy thủy bình

6. Sai số do mia nghiêng

  • Nguyên nhân: Do mia không có bọt thủy tròn hoặc có nhưng chưa chính xác,  trục của ống thủy tròn không song song với trục đứng của mia sẽ sinh ra sai số do mia nghiêng
  • Biện pháp: Thường xuyên kiểm định mia

7. Sai số do mia cong, do độ chênh điểm của mỗi cặp mia, do chiều dài trung bình 1m trên mia

Độ cong của mia sẽ thay đổi theo thời gian chính vì vậy cần kiểm định mia theo định kỳ

8. Sai số máy thuỷ chuẩn lăng kính

  • Máy thuỷ chuẩn sai số do thiếu chính xác của lăng kính điều quang trên quang trục. Gây sai số nằm ngoài sai số do trục ngắm không ổn định.
  • Biện pháp: cố định khoảng cách từ hai mia tới máy thuỷ chuẩn cho bằng nhau. Như thế thiết bị tránh bị xê dịch nên dễ cố định được tiêu cự và giảm sai số.

9. Sai số do khả năng phân ly của ống kính

Khi đọc số trên mia sẽ có sai số làm tròn khi đọc số do khả năng phân ly của mắt, nếu khả năng phân ly của ống kính bị hạn chế cũng gây nên sai số, vì vậy cần chọn máy thủy bình có khả năng phân ly tốt.

10. Sai số do làm tròn số đọc

Khi lấy số đọc thông thường ta chỉ ước đọc và làm tròn đến 0,1 giá trị vạch khắc nhỏ nhất trên mia. Độ chính xác của việc ước đọc này phụ thuộc vào khả năng phân ly của mắt, độ trong suốt của môi trường, độ dày của vạch chuẩn đọc số, độ sáng của phông phía sau mia, khả năng phân ly của ống kính… Vì thế sai số này chỉ được xác định bằng phương pháp thực nghiệm

11. Sai số do ảnh hưởng độ cong của trái đất

  • Nguyên nhân: Trái đất là khối cầu có bán kính lớn, còn máy thuỷ chuẩn có tia ngắm bị cong dẫn tới sai số.
  • Biện pháp: Do đó cần chọn khoảng cách từ hai mia tới thiết bị máy thủy bình bằng nhau để giảm thiểu sai số

12. Sai số do ảnh hưởng chiết quang

  • Càng lên cao mật độ không khí càng giảm và tạo thành từng lớp từ trường quang học có hệ số chiết suất khác nhau nên tia ngắm sẽ bị khúc xạ theo đường cong chiết quang, và sự phụ thuộc của nó với các yếu tố khí tượng ở thời điểm ngắm rất phức tạp. Vì thế sai số chiết quang có thể mang dấu – hoặc + là tùy thuộc vào hướng lồi của đường cong chiết quang so với mặt đất.
  • Sai số chiết quang phụ thuộc vào địa hình. Với địa hình bằng phẳng và đặt máy thủy bình ở giữa cách đều hai mia thì sai số chiết quang coi như không đáng kể. Nếu địa hình dốc thì sai số chiết quang đối với mia sau sẽ lớn hơn mia trước vì vậy nên cố gắng chọn trạm cách đều dữa hai mia.
  • Do ảnh hưởng của mặt của mặt trời nên đường cong chiết quang ban ngày và ban đêm có hướng lồi ngược chiều nhau. Vì vậy nên chọn thời gian đo là sau lúc mặt trời mọc mọc và trước lúc mặt trời lặn 1,5h.
  • Càng gần mặt đất sai số chiết quang càng lớn, nhưng từ độ cao 1-2m nó tương đối ổn định. Vì vập cần phải đặt máy thủy bình sao cho tia ngắm cao hơn mặt đất từ 1.5m trở nên
  • Biện pháp: Cần phải thao tác máy nhanh và phân bố thời gian trên từng trạm máy là đối xứng nhau. Cần phải tiến hành đo hai chiều với khoảng thời gian khác nhau trong ngày.

II. Đốỉ với máy thủy bình có độ chính xác trung bình cần phải kiểm nghiệm các điều kiện sau đây:

1. Kiểm tra và điều chỉnh sự làm việc bình thường của các ốc vít của máy thủy bình, núm điêu quang, vành điều chỉnh kính mắt ….
2. Kiểm tra chất lượng và xác định tham số kỹ thuật ống kính như: độ phóng đại, vùng ngắm 8, hệ số nhân khoảng cách K, hằng số cộng c…
3. Xác định trị giá khoảng chia t” trên ống thủy dài;
4. Kiểm tra và điều chỉnh vị trí chuẩn của màng chữ thập (chỉ đứng và trục quay vv của máy phải nằm trong cùng một mặt phang, còn chỉ ngang phải vuông góc với nó).
5. Kiểm tra và điều chỉnh sự cân bằng hợp lý giữa ống thúy dài với ống thúy tròn, và chỉnh ống thúy để đưa trục quay của máy về vị trí thẳng đứng.
6. Kiểm nghiệm và điều chỉnh điều kiện cơ bản nhất của máy: Trục của ống thúy dài LL phải song song vói trục ngắm cc. Thòng thường mục kiểm nghiệm này được phân thành hai bưốc:
                       + Kiểm nghiệm “sai số giao chéo” (hình chiếu của cc và LL trên mặt nhăng ngang giao chéo nhau).
                       + Kiểm nghiệm sai số góc i (hình chiếu cc và LL trôn mặt phảng thẳng đứng không song song).
7. Kiểm nghiệm sự ấn định cửa trục ngắm khi điều quang.
8. Đối với máy tự động cân bằng trục ngắm phải kiểm nghiệm sai số tư điều chỉnh của bộ tự cân bằng (Kompesator). Kiểm nghiệm và điều chỉnh điều kiện trục của ống thủy dài và trục ngắm phải song song với nhau ( sai số góc i)
----------
dodacvienthong.com là địa chỉ chuyên cung cấp máy thủy bình chất lượng, chính hãng với mức giá ưu đãi nhất. Qua bài viết mong rằng giúp được bạn xử lý tình huống khi máy thủy bình gặp vấn đề tình trạng này. Nếu có vấn đề thắc mắc hãy để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline: 0988 932 779 để chúng tôi tư vấn hỗ trợ. Trân trọng!

Tin khác